Nhiều dự báo cho thấy tác động kinh tế toàn cầu của đại dịch COVID-19 tương đương và thậm chí còn lớn hơn cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 – 1998. Tuy nhiên, bên cạnh khó khăn, khu vực ASEAN cũng có thể tìm thấy triển vọng phát triển kinh tế trong tương lai.
COVID-19 TÁC ĐỘNG SÂU RỘNG TỚI ASEAN
Nước chịu tác động nặng nhất bởi đại dịch COVID-19 là Thái Lan, vốn đã gặp khó khăn từ năm 2019 và đầu năm 2020 với hạn hán nghiêm trọng, và có phần chậm chạp trong việc ứng phó với đại dịch. Cả Malaysia và Singapore đều gặp khó khăn và chỉ đạt mức tăng trưởng gần bằng 0%. Thực tế, Singapore có thể gặp suy thoái sâu hơn khi phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm mới và buộc phải phong tỏa các hoạt động kinh tế – xã hội trong quí 2, thậm chí cả quí 3-2020. Indonesia và Philippines được dự báo sẽ chứng kiến mức suy giảm mạnh mẽ. Trong bối cảnh ảm đạm này, Việt Nam là nền kinh tế duy nhất duy trì tăng trưởng vừa phải vào năm 2020 và có khả năng phục hồi mạnh mẽ vào năm 2021 (6.8-7.0%).
Khu vực ASEAN chịu tác động sâu rộng từ COVID-19. Nguyên nhân trước hết do các nước này đều rất cởi mở đối với thương mại và du lịch. Khả năng phục hồi chậm trễ của ngành du lịch ảnh hưởng đặc biệt nặng nề tới Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Singapore.
Thứ hai, sự hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng cũng dẫn tới tác động lan tỏa của COVID-19 đối với các nền kinh tế trong khu vực. Trong những thập kỷ qua, bên cạnh việc thúc đẩ thương mại nội khối, ASEAN đã thiết lập mạng lưới thương mại đầu tư gắn kết với những đối tác kinh tế lớn như Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản. Sự gắn kết chặt chẽ trong chuỗi cung ứng toàn cầu tạo động lực cho sự phát triển của nhiều nước, song cũng chính là tác nhân gây khủng hoảng khi phát sinh bất kỳ sự gián đoạn trong chuỗi liên kết này. ASEAN sẽ không thể tránh khỏi suy thoái khi sức khỏe của các đối tác kinh tế chính ảm đạm: Trung Quốc dự báo chỉ tăng ttruownrg1%, Mỹ -6%, Nhật Bản -4% và khu vực sử dụng đồng euro từ -7% đến -8%. Các nền kinh tế này chiếm hơn 55% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN. Những ngành sản xuất mũi nhọn của ASEAN như đồ điện tử, may mặc, giày da, đồ nhựa, nông lâm – thủy sản… ngay lập tức chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Sự sụt giảm giá dầu do tiêu thụ năng lượng giảm đột ngột cũng tác động mạnh đến các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu nhiên liệu như Malaysia, Brunei, Indonesia.
Thứ ba, cầu tại thị trường nội địa giảm mạnh do phong tỏa, giãn cách xã hội và các biện pháp y tế công cộng khác cũng tác động tiêu cực tới các nề kinh tế ASEAN. Tiêu dùng chiếm khoản 60% GDP ở các nền kinh tế lớn của ASEAN.
Thứ tư, COVID-19 thúc đẩy dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy khỏi nền các kinh tế ASEAN. Theo Viện Tài chính Quốc tế (IFI), dòng vốn chảy ra khỏi các thị trường mới nổi, bao gồm cả các nước ASEAN, lên tới gần 100 tỉ đô la Mỹ trong năm nay. Indonesia đã chứng kiến một sự thoái vốn dầu tư trị giá gần 8,2 tỉ đô la trong quí 1-2020.
DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC NƯỚC ASEAN 2020-2021
Những dòng tiền chảy ra khỏi nền kinh tế dẫn đến sự mất giá của tiền tệ khu vực. Điển hình là đồng rupiah của Indonesia đã mất giá 14,5% trong bốn tháng đầu năm, trong khu đồng bath của Thái Lan, đồng ringgit của Malaysia và đồng đô la Singapore đều mất giá hơn 4%. Một số ngân hàng trung ương trong khu vực đã can thiệp bằng cách thắt chặt điều kiện tài chính và giảm lãi suất cho vay nhưng điều đó lại gây khó khăn trong việc duy trì chính sách tiền tệ và hỗ trợ nền kinh tế như thơi gian trước cuộc khủng hoảng.
MỘT VÀI ĐIỂM SÁNG
Trong bức tranh kinh tế ảm đảm vẫn có thể nhìn thấy một số điểm sáng. Trước hết, so với cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á thập kỷ 1990, trong đợt khủng hoảng này, các nước ASEAN đã có sự chuẩn bị tốt hơn. Chính phủ các nước đã có một nguồn dự trữ tài chính đủ mạnh để vượt qua cơn sốc ngắn hạn và từ đó không bị động trong việc đưa ra các chính sách ứng phó. Ngân hàng trung ương của hầu hết các nước đã thiết lập các gói hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp và cá nhân ngay từ khi đại dịch mới bắt đầu hồi tháng 2. Các biện pháp phổ biến là ưu đãi thuế/giãn nghĩa vụ nộp thuế, nộp lệ phí đối với doanh nghiệp bị ảnh hưởng; hỗ trợ tiền mặt, giảm giá hoá đơn tiền điện… cho hộ gia đình và công nhân, ưu đãi bổ sung cho những người cần được chăm sóc sức khoẻ; hạ lãi suất ngân hàng của ngân hàng trung ương…
Ở cấp độ khu vực, ASEAN đã nhanh chóng ra tuyên bố truyền thông chung để tư vấn về các biện pháp phòng ngừa và đánh giá tình hình dịch Covid-19. Nhiều biện pháp được đưa ra như duy trì thị trường tự do, tăng cường chia sẻ và phối hợp thông tin, lằm việc chặt chẽ với các bên liên quan trong các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng, bảo đảm nguồn cung ứng nhu yếu phẩm và vật tư y tế.
ASEAN cũng đã trao đổi với các đối tác của mình hợp tác phòng chống dịch Covid-19. Đặc biệt, vấn đề hợp tác tài chính trong khuôn khổ ASEAN+3 đã được các bên tham gia thống nhất thiết lập một cơ chế trao đổi đa tiền tệ nhằm hỗ trợ khả năng thanh khoản của các nước thành viên trong ngắn hạn khi họ cần.
CƠ HỘI PHÁT TRIỂN CHO ASEAN
Về lâu dài, rất khó để dự đoán tác động kinh tế cuối cùng đối với ASEAN khi vẫn chưa có vaccin đặc trị virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, rõ ràng Covid-19 đã góp phần định hình lại nền kinh tế toàn cầu. Sự thiếu tin tưởng của phương Tây vào Trung Quốc sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi nước này sang các nền kinh tế ASEAN (vốn có sự ổn định và cởi mởi với thế giới). Quá trình phát triển hành lang pháp lý cho Cộng đồng kinh tế ASEAN trong những năm qua đã đặt ra nền tảng quan trọng cho sự hình thành thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung, nâng cao nâng lực tham gia vào mạng lưới cung ứng toàn cầu của từng nước thành viên. Tiếp tục cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ là chìa khoá để các nền kinh tế trong ASEAN củng cố vai trò mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Qua dịch Covid-19, các nước ASEAN sẽ hướng tới đẩy mạnh phát triển thị trường khu vực để giảm thiểu rủi ro từ tác động của các thị trường lớn trên thế giới. Nỗi lo về du lịch và hạn chế du lịch sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử, logistics và nhứng ngành kinh doanh dựa trên nền tảng Internet. Sự thay đổi toàn cầu hoặc khu vực về nhu cầu đối với các ứng dụng kỹ thuật số, cùng với các chính sách của nhà nước nhằm hỗ trợ lĩnh vực này có thể thúc đẩy sự cải tiến, làm tăng triển vọng tăng trưởng và phát tiển cho các nền kinh tế ASEAN.
SÁU NĂM LIÊN TỤC THẤT BẠI
Cũng như các chàng trai khởi nghiệp thời Steve Jobs, Bill Gates…, Elon Musk, người gốc Nam Phi tốt nghiệp đại học rồi vào học chương trình tiến sĩ vật lý tại Stanford nhưng được hai ngày thì bỏ học. Anh cùng người em sáng lập công ty phần mềm Zip2. Năm 1999, anh bán công ty này cho Compaq được 340 triệu đô la Mỹ rồi thành lập X.com, một ngân hàng trực tuyến. Ngân hàng này sát nhập với Confinity, nơi sở hữu dịch vụ chuyển tiền trực tuyến PayPal. Năm 2002, họ bán PayPal cho eBay được 1,5 tì đô la và Elon Musk dùng phần tiền của mình, đâu chừng 160 triệu đô la để thành lập SpaceX vào năm 2002. Năm đó Elon Musk mới 31 tuổi.
Thời trai trẻ, có lẽ ai cũng nuôi giấc mơ bay lên thám hiểm không gian. Nhưng người bình thường ắt chỉ nuôi dưỡng giấc mơ đó bằng cách đọc truyện khoa học viễn tưởng rồi ngồi mơ mộng, còn Elon Musk đẩy giấc mơ khai thác sao Hoả thành nơi định cư mới cho loài người đi xa hơn nhiều. Đầu tiên, anh qua Nga tìm mua các tên lửa cũ về chế tạo phi thuyền không gian có thể bay về nhiều lần. Chuyến đi thất bại, không mua được gì nhưng đổi lại là sự ra đời SpaceX. Musk cho rằng anh có thể tự sản xuất tên lửa và tàu vũ trụ chứ đi mua thì quá đắt. Lúc đó, làng công nghệ Mỹ vừa suy sụp bởi bong bóng dot.com vỡ tung; nước Mỹ lại vừa trải qua thảm kịch khủng bố ngày 11-9 nên ai nấy đều cho Elon Musk bị khùng; ai cũng nghĩ tiền anh kiếm được nhờ các dự án khởi nghiệp thành công trước đó sẽ nhanh chóng tiêu tan.
Đúng là SpaceX hút hết tiền bạc của Elon Musk và của các nhà đầu tư